4 cách điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả nhất [Đừng bỏ lỡ]

A- A+

Rối loạn nhịp tim có thể gây ra suy tim, đột tử và một loạt các rủi ro đe dọa tính mạng khác nếu không điều trị kịp thời. Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị rối loạn nhịp tim, không chỉ để ổn định nhịp tim mà còn phòng ngừa suy tim.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 4 phương pháp hiệu quả nhất, đừng bỏ qua nhé. 

Rối loạn nhịp tim gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe

Rối loạn nhịp tim gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe

Sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim 

Một trong những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là dùng thuốc. Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim sẽ giúp lấy lại sự ổn định của nhịp tim, giảm nhanh các triệu chứng thường gặp như hồi hộp, đánh trống ngực, đau tức ngực, chóng mặt…

Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim hiện nay 

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim có nhiều loại. Tùy thuộc vào tình trạng loạn nhịp bạn đang mắc phải mà bác sĩ sẽ kê đơn tương ứng. Cụ thể:

Nhóm thuốc

Đặc điểm

Tên thuốc thường sử dụng

Thuốc chống loạn nhịp tim

Thuốc có tác dụng giảm nhịp tim nhanh nên thường được sử dụng trong trường hợp rối loạn nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu.

Cordarone, Tikosyn, Corvert, Xylocaine, Procan…

Thuốc chẹn kênh Canxi

Tác dụng của thuốc là ngăn vận chuyển canxi vào tim để tăng thời gian dẫn truyền trong tim, từ đó giúp giảm nhịp tim.

Diltiazem (Dilacor, Diltia, Car-dizem, Cartia, Tiazac), Verapamil (Calan, Covera, Isoptin, VereIn)

Thuốc chẹn beta giao cảm

Loại thuốc này dùng để ức chế giải phóng adrenalin, giúp làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp và ổn định nhịp tim.

Metoprolol (Betaloc ZoK), Acebutolol (Sectral), Propranolol (Inderal), Atenolol (Tenormin)…

Thuốc chống đông máu

Công dụng chính của thuốc là ngăn ngừa hình thành huyết khối, giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim cho người rối loạn nhịp tim

Warfarin, As-piril…

Danh sách các loại thuốc trị rối loạn nhịp tim thường dùng

Lưu ý khi sử dụng các thuốc điều trị loạn nhịp tim

Nếu sử dụng phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim bằng thuốc bạn cần lưu ý kỹ những điều sau đây:

  • Sử dụng theo đúng đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng, ngưng thuốc giữa chừng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Không tự ý kết hợp thuốc này với thuốc khác. 
  • Nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc phải đến bệnh viện để thăm khám. Theo đó một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng các thuốc điều trị này bao gồm: phù chi, nhịp tim nhanh hay chậm quá mức, mệt mỏi, đau đầu, táo bón, tiêu chảy…

Ngoài ra, các thuốc chống đông máu tiềm ẩn nguy cơ chảy máu quá mức. Do đó bạn cần chú ý thêm các triệu chứng như bầm tím, xuất huyết bất thường dưới da, chảy máu chân răng… để được xử lý kịp thời.

Điều trị rối loạn nhịp tim bằng can thiệp phẫu thuật 

Phương pháp tiếp theo được sử dụng khi tình trạng rối loạn nhịp tim có chuyển biến nghiêm trọng hơn đó là can thiệp phẫu thuật.

Đốt điện tim

Với những bệnh nhân trong tình trạng nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu và không điều trị được bằng thuốc chống rối loạn nhịp tim thì phương pháp thường được đưa ra là đốt điện tim. Các bác sĩ sẽ đưa các ống thông vào buồng tim để dò tìm và đốt các ổ nhịp tim bệnh lý hoặc đốt đường dẫn truyền điện phụ của tim…

Đốt điện tim có tỷ lệ thành công rất cao (90%). Tuy nhiên sau đốt điện, một số người bệnh vẫn bị tái phát rối loạn nhịp tim do 

  • Xuất hiện thêm các vị trí gây loạn nhịp khác.
  • Không đốt hết hoàn toàn những ổ rối loạn nhịp.

Cấy ghép máy khử rung tim (ICD)

ICD là thiết bị điện tử nhỏ có khả năng ghi nhận và theo dõi mọi hoạt động điện học của tim. ICD có 2 chức năng là khử rung tim và tạo nhịp tim. Người ta sẽ cấy ghép máy khử rung tim vào ngực để ổn định nhịp tim do rối loạn nhịp nhanh gây ra. Thiết bị này sẽ giúp cứu người bệnh khỏi tình trạng đột tử.

Phẫu thuật cấy máy ICD sẽ giúp người bệnh rối loạn nhịp tim duy trì nhịp tim ổn định.

Phẫu thuật cấy máy ICD sẽ giúp người bệnh rối loạn nhịp tim duy trì nhịp tim ổn định.

Sốc điện chuyển nhịp

Nếu bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nguy hiểm hoặc ngừng tim thì phải sử dụng đến phương pháp sốc điện chuyển nhịp. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị điện tử tạo ra sốc điện để “đánh thức” tim, đưa nhịp tim trở về trạng thái bình thường. Đây là phương pháp thường gặp khi hồi sức các bệnh nhân nguy kịch.

Cấy máy tạo nhịp tim

Đối với trường hợp nhịp tim chậm, các bác sĩ sẽ cấy máy tạo nhịp tim để hỗ trợ bệnh nhân tái thiết lại nhịp tim cơ bản. Máy tạo nhịp tim sẽ tạo ra các xung điện, kích thích tim co bóp, chúng có thể thay thế hoặc hỗ trợ cho bộ phận tạo nhịp của tim.

Phòng suy tim do rối loạn nhịp với TPCN Ích Tâm Khang

Khi bị rối loạn nhịp tim, người bệnh sẽ dễ bị suy tim. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, làm suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống và đẩy người bệnh vào nhiều biến cố tim mạch dễ gây tử vong khác.

Vì vậy bên cạnh việc dùng thuốc hay can thiệp để ổn định nhịp tim, nhiều chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp thêm TPCN Ích Tâm Khang - giúp tăng cường sức khỏe trái tim - để giảm nguy cơ suy tim về sau.

Đây là sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và có kết quả được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada năm 2014. Theo nghiên cứu, Ích Tâm Khang giúp người bệnh tim mạch giảm khó thở, mệt mỏi, đau ngực, ho khan về đêm, phù… và ngăn ngừa nguy cơ suy tim, giảm tần suất nhập viện.  

Không phải chỉ những người đang mắc rối loạn nhịp tim mới nên sử dụng Ích Tâm Khang. Sản phẩm này được khuyến khích sử dụng cho cả những đối tượng chưa bị bệnh nhưng có khả năng cao sẽ mắc bệnh, đặc biệt là những người lớn tuổi.

Ích Tâm Khang được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng ngăn ngừa suy tim do rối loạn nhịp tim

Ích Tâm Khang được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng ngăn ngừa suy tim do rối loạn nhịp tim

Thay đổi lối sống để hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim 

Dù có sử dụng phương pháp nào đi nữa mà bệnh nhân duy trì một lối sống sinh hoạt không khoa học thì chắc chắn tình trạng bệnh khó có sự bệnh chuyển tích cực. Đây là điều quan trọng mà dù bạn đang chữa bệnh hay phòng bệnh cũng cần phải lưu ý. 

Đầu tiên hãy thiết lập cho mình một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, không thức khuya và không để căng thẳng kéo dài. Những điều này rất dễ khiến nhịp tim bất thường và khó để ổn định trở lại. 

Bên cạnh đó cũng hãy vận động nhẹ nhàng mỗi ngày bằng những hoạt động lành mạnh như đi bộ, đi xe đạp chậm, bơi lội, thiền, yoga… Lưu ý trong thời gian này đừng tham gia những hoạt động quá sức như chạy marathon, đá bóng… 

Một điều quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều trị rối loạn nhịp tim là chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Có những loại thực phẩm bạn cần tránh càng xa càng tốt nếu không muốn bệnh tình nặng hơn. Ví dụ như đồ cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh, nước ngọt, nước có ga… 

Trái tim chúng ta yêu thích thức ăn xanh và sạch, rau củ quả, các loại cá giàu omega 3 hay thịt bò đều nên có mặt trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng hãy nói không với bia rượu, thuốc lá, cà phê nhé.

Nhiều người chủ quan rối loạn nhịp tim có những biểu hiện rất bình thường. Tuy nhiên không được điều trị kịp thời thì tình trạng này sẽ tiến triển nặng nề hơn, chuyển sang các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim hay can thiệp bằng phẫu thuật thì bạn cũng nên cân nhắc tham khảo các sản phẩm hỗ trợ như Ích Tâm Khang và đừng quên xây dựng một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học.